Cách chọn mua đệm để nằm thoải mái mà không phí tiền

Nếu trở mình, bạn phải dùng nhiều sức lực tức là tấm đệm quá mềm. Nếu cảm thấy vai và hông không được nâng đỡ, tức là đệm quá cứng. 

Thay một chiếc nệm mới vì thế là một công việc rất khó khăn. Ngoài việc có hàng trăm mẫu mã để lựa chọn thì vấn đề là đôi khi tấm đệm thoải mái với người này nhưng lại gây đau lưng cho người khác.

Chị Lê Thu Hương, chủ một đại lý đệm tại TP HCM giới thiệu cách chọn các loại đệm phổ biến trên thị trường Việt Nam như sau.

1- Đệm lò xo

Đệm lò xo được coi là dòng sản phẩm cao cấp, có mức giá khá cao. Đệm được cấu tạo với hệ thống lõi thép, nhiều lớp lò xo có khả năng chịu lực và có độ đàn hồi tốt. Đệm lò xo loại chất lượng cao thường nằm rất êm, nhưng đệm lò xo chất lượng kém có thể gây ra tiếng động khi trở mình. Đệm lò xo thường dày khoảng 20cm trở lên.

Ưu điểm: Giúp nâng đỡ cột sống của người nằm rất tốt.

Nhược điểm: Khá cồng kềnh, khó khăn trong việc vận chuyển.

Khi mua đệm lò xo, cần chú ý kiểm tra các lõi lò xo, bộ phận quyết định khả năng nâng đỡ của tấm đệm, sau đó mới đến số lượng các lớp lót và vải bọc.

2- Đệm cao su

Đệm cao su có hai loại là cao su thiên nhiên và cao su nhân tạo. Đệm cao su nhân tạo thường rẻ hơn đệm cao su tự nhiên.

Ưu điểm: Độ đàn hồi tốt, êm ái, chắc chắn và bền. Một tấm đệm cao su có thể dùng tốt 10-20 năm. Những lỗ nhỏ trên cao su giúp lưu thông không khí tốt, thông thoáng. Khả năng nâng đỡ cột sống người nằm rất tốt.

Nhược điểm: Giá thành đắt. Nặng và cồng kềnh, vận chuyển khó. Khi phơi hay vệ sinh đều tốn nhiều công sức.

Giá thành cao nên đệm cao su bị làm giả nhiều. Khi mua, nên kiểm tra tên thương hiệu và mã số dập trên đệm có trùng với phiếu bảo hành hay không. Đặc biệt với đệm cao su thiên nhiên, nếu có các chứng nhận về chất lượng như ECO và LGA niêm yết trên đệm thì bạn có thể yên tâm về chất lượng của sản phẩm.

3- Đệm bông ép

Đệm bông ép sử dụng những sợi bông gòn được ép cách nhiệt tạo thành khối có độ bền cao. Đệm có nhiều độ dày khác nhau, thường dưới 18cm, phổ biến là 3, 5, 7cm, có thể gấp lại khi không sử dụng.

Ưu điểm: Dễ vận chuyển, không lún, xẹp. Đệm thông khí tốt, thoát ẩm nhanh, có thể giặt được. Đệm có độ phẳng cao nên đảm bảo sự tuần hoàn máu tốt. Giá cả cạnh tranh.

Nhược điểm: Cứng.

Khi mua, nên kiểm tra chất lượng vải bọc nệm và độ cứng của nệm. Đệm tốt là đệm có độ cứng cao.

4- Đệm mút

Đệm mút có cả loại rẻ tiền dưới 500 ngàn cho một tấm đệm đôi, dùng chóng xẹp. Tuy nhiên, sản phẩm của những thương hiệu nổi tiếng, giá từ 2,5 triệu đồng có thể sử dụng tốt trong vòng 5 - 7 năm. Xét về độ cứng, những sản phẩm này mềm hơn đệm bông ép và cứng tương đương đệm cao su do có lớp mút được ép chặt, chắc chắn.

Ưu điểm: Rẻ và nhẹ hơn so với các loại khác.

Nhược điểm: Độ bền kém, dễ bị lún và mất đi độ dày ban đầu.

Đệm mút bị làm nhái rất nhiều. Để tránh mua phải hàng kém chất lượng, bạn nên đến đại lý chính thức của hãng.

5- Đệm xơ dừa Đây là một loại sản phẩm mới.

Đệm được làm từ xơ dừa, có nguồn gốc tự nhiên nên rất an toàn với sức khỏe người dùng và thân thiện với môi trường. Giữa các lớp xơ dừa, người ta phun cao su nên độ đàn hồi của đệm khá tốt.

Ưu điểm: Không giữ nhiệt nên phù hợp để nằm mùa hè. Là loại đệm gấp nên dễ vận chuyển, lưu trữ.

Nhược điểm: Giá cao hơn hẳn đệm bông ép.

Bên cạnh việc tìm hiểu giá cả và đặc điểm của các loại đệm, khi mua đệm, bạn cũng nên lưu ý đến thói quen khi ngủ của mình.

Theo các chuyên gia của Goodhousekeeping.com, nếu hay nằm nghiêng, nên chọn một tấm đệm mềm.

Nếu hay nằm úp: Chọn một tấm nệm cứng sẽ giúp cột sống bạn được kéo thẳng.

Nếu hay nằm ngửa: Chọn nệm cứng vừa phải. Nhìn chung, tư thế này phù hợp với tất cả các loại đệm.

Nếu người ngủ cùng bạn hay trở mình: Đệm bông ép là tốt nhất.

Nếu bạn thường bị nóng người lên khi ngủ: Không nên chọn đệm mút hoặc cao su vì chúng thường giữ lại nhiệt của cơ thể. Không chọn đệm mềm và khiến cơ thể bạn bị lún trong đệm. Tốt nhất nên chọn đệm lò xo, xơ dừa, hoặc bông ép.

Nếu bạn ra nhiều mồ hôi khi ngủ, nên chọn loại đệm có thể giặt được.

Nếu bạn bị dị ứng: Cao su, xơ dừa đều có tính kháng khuẩn và chống bụi, ẩm nên sẽ là lựa chọn tốt.

Nếu bạn trên 40 tuổi thì nên chọn loại đệm mềm hơn đệm bạn từng sử dụng trước đây.

Michael Magnuson, CEO của trang Goodbed.com (website chuyên đánh giá các loại các đệm) khuyến cáo tốt nhất, trước khi mua, bạn nên nằm thử 10-15 phút và đổi các tư thế khác nhau. Mỗi nhà sản xuất có một tiêu chuẩn khác nhau về độ cứng của đệm vì thế bạn hãy tự đánh giá tấm đệm qua cảm nhận của mình. Nếu lúc bạn trở mình, bạn phải dùng nhiều sức lực tức là tấm đệm quá mềm. Nếu bạn cảm thấy vai và hông không có cảm giác được nâng đỡ, tức là tấm đệm quá cứng. Thậm chí, nếu người bán hàng đồng ý, hãy đi bộ chân trần trên đệm. Chân bạn càng lún xuống sâu tức là đệm càng mềm.

Hoàng Anh

Cách chọn mua đệm để nằm thoải mái mà không phí tiền

Mách bạn cách chọn sofa “chuẩn không cần chỉnh” cho từng kiểu phòng khách

Theo chị Hạnh Linh, một chuyên gia về lĩnh vực đồ nội thất, bộ ghế sofa có thể coi là nhân vật chính của phòng khách, trong khi phòng khách lại là trung tâm của cả ngôi nhà. Vì vậy, món đồ này đóng vai trò rất quan trọng trong cái đẹp tổng thể của toàn bộ không gian, cũng như cảm nhận của các vị khách về "tổ ấm" của gia chủ.

“Khi lựa chọn một bộ ghế sofa, chúng ta cần xét trên nhiều yếu tố như: màu sắc, hình dáng, chất liệu… để phục vụ cho mục đích cuối cùng là tìm được tiếng nói chung giữa sự ăn khớp của món đồ nội thất này với không gian mà nó hiện hữu và tiêu chuẩn về cái đẹp của gia chủ”, chị Linh cho biết.

Phòng khách hẹp của nhà phố (nhà ống)

Đây là kiểu phòng khách rất điển hình của các hộ gia đình sinh sống ở khu đô thị đông đúc. Đặc điểm nổi bật nhất của không gian này chính là quỹ diện tích khá hạn hẹp.

Chính vì vậy, trong trường hợp này, gia chủ nên ưu tiên lựa chọn mẫu ghế sofa có kích thước nhỏ, chất liệu nỉ hoặc da với các chi tiết trang trí đơn giản, tinh tế tránh cầu kỳ, màu sắc tươi sáng. Cùng với đó, nên kết hợp với tủ kệ cùng bàn trà nhỏ, để tạo nên cảm giác thanh thoát, hạn chế tối đa việc tăng thêm cảm giác nặng nề, bí bách cho một không gian vốn đã chật hẹp.

Sau đây là những gợi ý dành cho bạn:

Phòng khách chung cư hiện đại

Với các căn hộ chung cư, phòng khách đa số sẽ được thiết kế sẵn theo phong cách hiện đại. Kiểu phòng khách này có diện tích cũng khá khiêm tốn. Tuy nhiên, vì thường được gộp với phòng bếp và phòng ăn để trở thành một không gian sinh hoạt chung nên xét về tổng thể sẽ khá rộng rãi và thoải mái.

Theo chuyên gia Hạnh Linh, để chọn sofa cho kiểu phòng khách chung cư hiện đại, chúng ta cần chú ý các yếu tố sau:

- Món đồ cần mang vẻ đẹp tối giản, hiện đại. Một gợi ý là lựa chọn ghế sofa có bề mặt phủ bằng vải nỉ với thiết kế mang một chút âm hưởng Bắc Âu.

- Cần chú ý đến tính tiện lợi và công năng. Sản phẩm có sự hài hòa về hình khối những cũng cần có đủ sự ấn tượng và nổi bật để có thể trở thành điểm nhấn cho toàn bộ căn phòng.

“Bên cạnh bộ ghế sofa, các gia đình cũng có thể kết hợp một tấm gương đặt trên tường hành lang dẫn đến phòng khách, để tạo ra hiệu ứng thị giác mở rộng không gian, làm cho phòng khách trông phóng khoáng, mới mẻ và trẻ trung hơn”, Chị Hạnh Linh chia sẻ.

Dưới đây là những gợi ý dành cho bạn:

Phòng khách biệt thự cổ điển

Phòng khách nói riêng và toàn bộ không gian của các căn biệt thự cổ điển nói chung thường hướng đến phong cách trầm ấm, sang trọng, quý phái và đẳng cấp.

Với trường hợp này, bộ sofa phù hợp cần có thiết kế độc đáo, cầu kì, chau chuốt về đường nét (theo trường phái cổ điển hoặc tân cổ điển). Ưu tiên lựa chọn gam màu đậm (ví dụ như màu nâu, màu rêu phong, màu lục thủy,...) và các chất liệu xứng tầm như: da thật, gỗ nỉ/nhung cao cấp..

Lựa chọn sofa theo màu sơn sẵn có của phòng khách

Bên cạnh kiểu dáng, việc ăn khớp về màu sắc giữa ghế sofa và cả không gian cũng thực sự rất quan trọng. Xét trên yếu tố này, có thể phân thành hai nhóm chính như sau:

- Phòng khách có gam màu trung tính làm chủ đạo: chọn những sản phẩm sofa đơn sắc nổi bật như: vàng, nâu, xanh dương hoặc thậm chí là những màu sắc trung tính, tùy theo phong cách mà bạn muốn hướng đến: tương phản cân bằng hay hòa nhập trong tổng thể bố cục.

- Phòng khách có gam màu nổi bật làm chủ đạo:nên lựa chọn loại sofa ấn tượng về kiểu dáng - nhưng đơn giản về màu sắc (những màu sofa dễ kết hợp như màu đen tuyền hoặc trắng kem).

Minh Nhật (dantri)

Mách bạn cách chọn sofa “chuẩn không cần chỉnh” cho từng kiểu phòng khách

Bật mí cách vệ sinh nệm tại nhà chuẩn như chuyên gia

Vệ sinh nệm thường xuyên sẽ duy trì độ mới của nệm trong nhiều năm và đảm bảo ngăn chặn nguy cơ dị ứng cho các thành viên trong gia đình. Do đó, nắm được cách vệ sinh nệm tại nhà chính là yêu cầu tiên quyết đối với các bà nội trợ hiện nay.

Người dùng hoàn toàn có thể tự vệ sinh nệm ngay tại nhà bằng những thiết bị, nguyên liệu làm sạch cơ bản. Sau đây là thông tin chia sẻ về kinh nghiệm giặt nệm tại nhà, hy vọng sẽ hữu ích với quý khách.

Những nguyên nhân gây bẩn và mùi hôi trên đệm

Nệm chính là đồ nội thất không thể thiếu trong nhà. Vì mỗi người đều dành tới 1/3 cuộc đời để ngủ nên việc giữ giường nệm sạch sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc mang lại cho chúng ta một cuộc sống thoải mái, thư giãn nhất. Muốn giữ gìn, làm sạch đệm đúng cách thì bạn cần xác định rõ nguyên nhân gây bẩn, mùi hôi khó chịu trên đệm. Đó là:

  • Nệm bị ố bẩn do nước tiểu của trẻ em Bụi bẩn từ cơ thể con người.
  • Tóc và các tế bào da chết, mồ hôi bám trên nệm giường.
  • Đồ ăn, thức uống hay vết thuốc lá trên đệm.
  • Nước tiểu hoặc bụi bẩn từ đồ chơi của em bé.
  • Lông, bụi bẩn, vết nước tiểu của chó mèo,...

Vì sao cần vệ sinh nệm tại nhà thường xuyên?

Nệm bị bám bẩn quá lâu sẽ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển, gây mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Vì vậy, việc vệ sinh nệm sạch sẽ định kỳ sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn nằm sâu trong nệm, phá vỡ môi trường sinh sôi của vi khuẩn, mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho căn phòng và loại bỏ tác nhân gây dị ứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, bọ ve, mạt bụi, rệp,... ẩn náu trong nệm đều sẽ được loại bỏ sạch sẽ nếu chúng ta giặt nệm thường xuyên. Nhờ vậy, sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình đều được bảo vệ toàn diện.

Vệ sinh nệm tại nhà thường xuyên giúp bảo vệ sức khỏe các thành viên trong gia đình

Cách giặt nệm tại nhà đơn giản

  • B1: Chuẩn bị: nước, baking soda, máy hút bụi đa năng, găng tay cao su, khẩu trang, chậu đựng nước, hóa chất giặt nệm chuyên dụng.
  • B2: Loại bỏ bụi bẩn trên nệm: rắc bột baking soda lên mặt đệm, đợi khoảng 30 phút để baking soda phân hóa mùi hôi, bụi bẩn trong tấm nệm. Sau đó, bạn có thể sử dụng máy hút bụi hút nước để hút sạch bụi bẩn, bột banking soda trên bề mặt nệm. Nếu máy hút bụi không thể làm sạch hoàn toàn những tấm đệm có lỗ thì bạn có thể lật mặt đệm xuống và dùng gậy đập nhẹ để loại bỏ bụi bẩn từ các lỗ nhỏ đó. 
  • B3: Làm sạch với hóa chất tẩy rửa: với những vết ố bẩn trên đệm, bạn có thể pha hóa chất giặt đệm chuyên dụng vào một chiếc chậu, sau đó nhúng khăn lông vào dung dịch này và thực hiện cọ sạch mặt đệm.
  • B4: Làm khô đệm: sau khi giặt xong, người dùng nên phơi đệm ở ngoài nắng hoặc nơi thoáng gió cho đệm khô hẳn rồi đặt trở lại đúng vị trí trên giường là được.

Tuy nhiên, đây chỉ là gợi ý vệ sinh nệm tại nhà dành cho các gia đình nhỏ, có 1 – 2 tấm nệm giường. Còn đối với những khách sạn, showroom trưng bày nội thất có số lượng giường nệm nhiều. Thì các chuyên gia vệ sinh khuyến khích chủ cơ sở nên sử dụng máy giặt thảm phun hút hoặc cần tới dịch vụ giặt nệm tại nhà để đảm bảo hiệu quả giặt nệm nhanh chóng nhất.

 

Sử dụng máy giặt thảm phun hút để làm sạch nệm hiệu quả, an toàn

Cách bảo quản nệm bền bỉ, sạch đẹp

  • Lật mặt hoặc xoay đệm định kỳ: đối với tấm nệm không phân biệt mặt trên và mặt dưới, sau khoảng 3 – 6 tháng người dùng nên lật mặt kia lên để nằm. Việc này giúp bề mặt nệm lún đều hơn.
  • Bọc bảo vệ nệm: để giúp tấm nệm giường ít bị bám bẩn, hư hỏng, bạn có thể lồng nệm vào một lớp bọc giống như vỏ chăn rồi kéo khóa. Cách làm này sẽ giúp nệm không bị dính nước, bụi bẩn hay rệp giường, đồng thời hỗ trợ cho công việc vệ sinh nệm sau này trở nên đơn giản hơn.
  • Thay ga trải giường thường xuyên, giữ gìn phòng ngủ luôn thoáng sạch để không cần phải giặt nệm quá nhiều lần.
  • Luôn giữ đệm trong tình trạng khô thoáng và nếu đệm bị ẩm ướt thì cần làm khô ngay để tránh tình trạng ẩm mốc.  
  • Có một lịch trình hút bụi, giặt đệm cố định để đảm bảo tấm nệm luôn sạch đẹp và bền bỉ. Nếu có thể bạn nên phơi hong tấm đệm của gia đình mình dưới trời nắng vài tháng một lần để ngăn ngừa ẩm mốc và loại bỏ hết mùi hôi khó chịu.  
  • Thường xuyên mở cửa sổ phòng ngủ để có thêm không khí trong lành và ánh nắng mặt trời chiếu vào giường nệm, ngăn chặn vi sinh vật phát triển.

Hy vọng với những bước vệ sinh nệm tại nhà đơn giản trên đây, quý khách có thể giữ cho chăn nệm của gia đình mình luôn sạch sẽ, bền đẹp cùng thời gian. Trong trường hợp quý khách cần đến một dịch vụ giặt nệm tại nhà, quý khách có thể liên hệ hotline 0902. 796. 118 để được phục vụ kịp thời.

Bật mí cách vệ sinh nệm tại nhà chuẩn như chuyên gia

Những lưu ý khi phun thuốc diệt muỗi phòng sốt xuất huyết

Một trong những biện pháp hữu hiệu để phòng dịch sốt xuất huyết là phun thuốc diệt muỗi. Thuốc phun diệt muỗi được sử dụng là loại thuốc đã qua thử nghiệm cho kết quả an toàn, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí chất lượng đã được Bộ Y tế cho phép sử dụng. Máy để phun chuyên dụng cũng là loại máy tốt nhất hiện nay được nhập khẩu từ Đức.

1. Các loại thuốc diệt muỗi

Các sản phẩm thuốc diệt côn trùng hiện nay gồm ba nhóm:

  • Nhóm có gốc clo hữu cơ
  • Nhóm có gốc phốt pho hữu cơ
  • Nhóm có gốc Pyrethrine

Thuốc phun diệt muỗi hiện nay được Bộ Y tế cấp phép sử dụng là nhóm Pyrethrine - thuốc thuộc thế hệ mới nhất, là thuốc hàng đầu và đã qua thử nghiệm ở cả 3 miền của Việt Nam cho kết quả an toàn. Hiện các nước trên Thế giới cũng đang sử dụng loại thuốc này.

Thuốc xịt muỗi nhóm 1 và 2 đã bị cấm sử dụng do độc hại. Người dùng có thể bị nhiễm độc nếu không mang khẩu trang, bị dị ứng da, chảy nước mắt, ngứa, hắt hơi, khó thở.

2. Kỹ thuật phun thuốc diệt muỗi

Phun thuốc trừ muỗi là phun với một lượng hóa chất cực nhỏ dưới dạng phun sương nhưng có hiệu quả tối đa. Chỉ vài giờ đồng hồ sau phun, lượng hóa chất sẽ khuếch tán trong không gian, nên không lo ngại việc thuốc ảnh hưởng tới sức khỏe.

Vài giờ sau khi phun lượng hóa chất khuếch tán hết trong không gian nên thuốc phun chỉ diệt được muỗi vằn trưởng thành nhiễm vi rút truyền bệnh sốt xuất huyết ở thời điểm phun, chứ không duy trì được lâu dài, mãi mãi. Chính vì vậy, khi lượng hóa chất đã hết trong không khí, nếu môi trường xung quanh hoặc ở các hộ dân khác vẫn tồn tại muỗi mang mầm bệnh sốt xuất huyết thì muỗi này vẫn có thể tiếp tục bay vào nhà, đốt người. Và như vậy, nguy cơ mắc sốt xuất huyết vẫn có thể xảy ra.

Trong quá trình phun thuốc diệt muỗi, nếu phun không đúng liều lượng, không đúng quy trình sẽ không diệt được muỗi. Hơn nữa, nguy cơ muỗi bị nhờn thuốc, kháng thuốc, người dùng bị dị ứng thuốc phun muỗi do không rõ cách sử dụng hoàn toàn có thể xảy ra.

Không tự ý mua thuốc phun muỗi về pha và phun cho nhà mình vì nếu người dân dùng thuốc tùy tiện, không đúng liều lượng, dùng trong một thời gian quá dài... sẽ dẫn tới tình trạng côn trùng kháng thuốc, đồng thời còn ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe của gia đình.

Nếu có dịch thì phải phun hóa chất 2 lần cách nhau 7-10 ngày để tiêu diệt muỗi, hóa chất không tồn lưu nên sau phun một tuần sẽ có hiện tượng muỗi trong nhà.

Phun hóa chất tiêu diệt muỗi chỉ có tính thời điểm để dập dịch sốt xuất huyết, là biện pháp ngắn hạn cần thiết. Quan trọng nhất vẫn là tìm diệt các ổ bọ gậy, nơi loăng quăng tồn tại, việc phòng chống bệnh mới bền vững

3. Những lưu ý khi phun thuốc xịt muỗi

Các gia đình có nhu cầu phun thuốc nên đến các Trung tâm Y tế, Trạm Y tế phường hoặc gọi điện thoại đến đường dây nóng của Sở Y tế để được tư vấn đầy đủ. Thông thường, các loại thuốc diệt muỗi không có mùi hoặc có mùi hắc nhẹ. Vì vậy, để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như đảm bảo hiệu quả của việc phun thuốc diệt muỗi, người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Trước khi phun thuốc diệt muỗi: Chủ động mở tất cả các cửa ra vào, kể cả cửa sổ để không khí lưu thông. Che đậy kỹ càng thực phẩm, đậy kín các dụng cụ chứa nước, dọn dẹp gọn gàng đồ dùng. Di chuyển vật nuôi ra khỏi nơi phun thuốc.
  • Trong khi phun thuốc: Tạm rời khỏi nhà và khu vực phun thuốc ít nhất 30 phút để thuốc khô và tránh hít phải hơi thuốc. Tuyệt đối không đi theo sau nhân viên phun thuốc. Đối với trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh lý nền như huyết áp, tim mạch nên ở ngoài từ 1 - 2 giờ rồi mới vào nhà.
  • Sau khi phun thuốc: Lau dọn lại nhà cửa, đồ dùng nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối, các sinh hoạt sau đó diễn ra bình thường.

Nên phun hóa chất vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết hoạt động mạnh vào lúc sáng sớm và chiều tối. Phun hóa chất diệt muỗi có hiệu quả cao nhất khi chúng ta phun vào những thời điểm trên với điều kiện thời tiết không mưa, ít gió. Tuy nhiên, để phù hợp với thời gian sinh hoạt của hộ gia đình và yêu cầu cấp bách của việc phòng chống dịch, ngành y tế có thể phun hóa chất trong những khoảng thời gian dài hơn.

Bên cạnh đó, nếu chỉ phun thuốc diệt muỗi ở phạm vi một gia đình trong khi hàng xóm không xịt thuốc thì tác dụng sẽ rất ít. Chỉ trong thời gian ngắn sau khi phun xịt thuốc, muỗi từ bên ngoài lại bay vào nhà.

Ngoài việc phun hóa chất diệt muỗi thì người dân cần tích cực tham gia phòng bệnh sốt xuất huyết cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh bằng cách tìm diệt loăng quăng/bọ gậy, đậy kín các dụng cụ chứa nước, loại bỏ phế liệu.

Thực hiện các biện pháp tránh muỗi đốt như mặc quần áo dài tay, mắc màn khi ngủ, dùng kem xua muỗi. Khi bị sốt và có các biểu hiện của sốt xuất huyết, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.

Những lưu ý khi phun thuốc diệt muỗi phòng sốt xuất huyết